A. TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1. Kế toán
a.Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo người học có kỹ năng thực hành nghiệp vụ kế toán, đủ khả năng giải quyết những vấn đề thông thường về chuyên môn kế toán và tổ chức công tác kế toán ở đơn vị. Có kiến thức về chuyên môn kế toán như: hạch toán kế toán, tài chính doanh nghiệp, tiền tệ; lập được các báo cáo sổ sách, kế toán chứng từ, phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
b. Vị trí việc làm: Sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp cử nhân, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh trên địa bàn Việt Nam như: Doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh kế, Công ty liên doanh, Công ty đầu tư nước ngoài, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, các Cơ sở cá thể,…. Ngoài ra, sinh viên còn làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các ngân hàng
2. Quản trị kinh doanh
a. Mô tả về nghề:Là ngành đào tạo người học có kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp.
b. Vị trí việc làm: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành này có thể được tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu… Các vị trí có chức danh trưởng, phó phòng hoặc cao hơn thường yêu cầu kinh nghiệm công tác
3. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
a. Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo người học có các kiến thức tổng quan về du lịch như: Địa lý du lịch; văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế… Trang bị kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch.
b. Vị trí việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tự tin làm việc tại các vị trí sau: hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện; quản trị – điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ; chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,… Thêm vào đó, làm việc trong cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành của riêng mình.
B. TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1. Kỹ thuật chế biến món ăn
a. Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo người học có các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.
b. Vị trí việc làm: Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng…) quản lý chế biến… trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể; Làm việc trong các nhà hàng tại khu nghỉ dưỡng như FLC Sầm Sơn, Khách sạn Lam Kinh, Mường Thanh… hay các khách sạn, nhà hàng khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và cả nước; Làm việc tại nước ngoài như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…
2. Quản lý và bán hàng siêu thị
a. Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo người học có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc để thực hiện công tác quản lý và bán hàng tại các siêu thị.
b. Vị trí việc làm: : Ở các vị trí như: cán bộ quản lý cấp thấp, nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, nhân viên quản lý kho, nhân viên chăm sóc khách hàng trong và ngoài siêu thị, nhân viên tính tiền, nhân viên kế toán siêu thị tại các siêu thị như Big C, Media Mart, HC, Nguyễn Kim, Trần Anh, Coopmart và các cửa hàng bán lẻ, các trung tâm thương mại cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế
3. Nghiệp vụ Nhà hàng, khách sạn
a. Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo người học có những hiểu biết về tổng quan về du lịch, những kiến thức và kỹ năng chuyên môn về nghiệp vụ nhà hàng, thái độ làm việc phù hợp với môi trường nghề nghiệp.
b. Vị trí việc làm: Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng đảm nhiệm vị trí của nhân viên nghiệp vụ bàn, nhân viên nghiệp vụ bar, nhân viên phục vụ buồng, lễ tân khách sạn hoặc có thể phát triển thành giám sát viên nghiệp vụ trong nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh, phục vụ ăn uống khác.
4. Kế toán doanh nghiệp
a. Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo người học có một số kiến thức về giáo dục đại cương, kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ kế toán trong các doanh nghiệp như: nguyên lý kế toán, hạch toán kế toán, tài chính, tiền tệ; lập được các báo cáo sổ sách, kế toán chứng từ, có thể phân tích hoạt động tài chính, làm kế toán trên máy tính trong các doanh nghiệp sản xuất.
b. Vị trí việc làm: Học sinh sau khi ra trường có thể làm việc tại: Các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, các loại hình cơ sở lưu trú như: khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn, Khách sạn Lam Kinh, Mường Thanh… hay các khách sạn, nhà hàng khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và cả nước
Có thể điều hành một cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị du lịch. Có thể học nâng cao trình độ tại các trường đại học có đào tạo ngành quản trị khách sạn-nhà hàng.
Làm việc tại nước ngoài như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…
5. Quản lý doanh nghiệp
a. Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo người học có những kiến thức cơ bản về giáo dục đại cương, kiến thức chuyên môn trong Quản lý doanh nghiệp như: vấn đề lựa chọn cơ hội kinh doanh, môi trường kinh doanh, quản lý các nghiệp vụ kinh doanh, quản lý kho, thiết bị kinh doanh và quản lý nhân sự.
b. Vị trí việc làm: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở các vị trí nhân viên, nhóm trưởng, tổ trưởng thực hiện các nhiêm vụ tại các đơn vị xuất khẩu, thương mại; các bộ phận quản trị và hoạt động thương mại của tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
6. Kinh doanh xăng dầu và khí đốt
a. Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo người học có những kiến thức kiến thức chuyên môn trong kinh doanh xăng dầu và khí đốt như: Tâm lý khách hàng, Thương phẩm học xăng dầu, Marketing thương mại, Thiết bị kinh doanh xăng dầu, Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, Gas và kỹ thuật gas, An toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
b. Vị trí việc làm: Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng thực hiện tốt các công việc liên quan đến các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong kinh doanh xăng dầu và khí đốt của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
7. Kinh doanh thương mại và dịch vụ
a. Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo cho người học có kiến thức về chuyên môn trong Kinh doanh thương mại và dịch vụ như: luật áp dụng trong kinh doanh, marketing căn bản; nghiệp vụ kinh doanh thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý chất lượng hàng hóa.
b. Vị trí việc làm: Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng thực hiện tốt các công việc của nhân viên kinh doanh, hoạt động dịch vụ trong kinh doanh thương mại; các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bộ phận kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế; có khả năng tự tìm và tạo việc làm.
8. Hướng dẫn du lịch
a. Mô tả về nghề: Là ngành đào tạo cho người học có kiến thức chuyên môn về Hướng dẫn du lịch như: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình; thuyết minh; quản lý đoàn khách; hướng dẫn tham quan; hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình du lịch…đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
b. Vị trí việc làm: Sau khi ra trường, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Hướng dẫn du lịch có thể làm việc ở các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước, cụ thể:
- Các doanh nghiệp công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nước;
- Các khu du lịch nghỉ dưỡng; Khu vui chơi giải trí;
- Các công ty tổ chức về sự kiện tổ chức truyền thông về du lịch;
- Bộ phận du lịch các sở, ban, ngành.
9. Điện Công nghiệp
a. Mô tả về nghề: Là nghề đào tạo cho người học có kiến thức kỹ năng kỹ thuật trợ giúp cho kỹ sư trong việc thiết kế hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng điện. Chương trình khóa học bao gồm các nội dung chuyên môn về máy điện, đo lường điện, khí cụ điện, thiết kế tính toán mạng điện, các thiết bị hạ áp, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng và các quy phạm an toàn điện.
b. Vị trí việc làm: Người học Điện Công nghiệp có khả năng sau: Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây; làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Nhân viên vận hành; làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện; làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp trong khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và cả nước
10. Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
a. Mô tả về nghề: Là nghề đào tạo cho người học các kiến thức cơ bản của kỹ thuật điện, kỹ thuật lạnh, điện lạnh công nghiệp, có khả năng tham gia thiết kế, triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện lạnh công nghiệp.
b. Vị trí việc làm: Học sinh sau khi tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng nghề đáp ứng được mọi yêu cầu của thị trường lao động Việt Nam và nước ngoài.
– Làm việc trong các nhà máy, phân xưởng, công trường lắp đặt hệ thông lạnh và điều hòa không khí như các nhà máy bia, các nhà máy trong khu kinh tế Nghi Sơn, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng như FLC Sầm Sơn,…
– Làm việc tại các trạm bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị và hệ thống điện lạnh tại các khu du lịch như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa và các trung tâm bảo hành của Sony, Panasonic, Toshiba, LG…
– Làm việc tại nước ngoài Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…