Đầu giờ sáng ngày 11/5 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 0,61% xuống 24,59 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,81% xuống 30,63 USD/thùng.
Giá dầu tiếp tục giảm trước áp lực cung – cầu không cân bằng.
“Các công ty dầu đang phải đối phó với rất nhiều thách thức do nhu cầu giảm đột ngột. Bắc Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu dung lượng lưu trữ nghiêm trọng. Có thể chỉ là vấn đề thời gian, trước khi Mỹ sử dụng hết kho lưu trữ”, ông Haseeb Ahmed, nhà phân tích dầu khí tại GlobalData nhận định.
Trong một diễn biến khác, ngày 9/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã công bố điều chỉnh dự báo về sản xuất dầu trong nước trong giai đoạn 2019-2020 theo hướng tăng lên. Dự báo sản lượng dầu ở Mỹ năm 2019 đã tăng 60 nghìn thùng mỗi ngày so với đánh giá trước đó, lên 12,45 triệu thùng mỗi ngày. Năm 2020, dự báo đã được điều chỉnh tăng 280 nghìn thùng mỗi ngày, lên 13,38 triệu thùng mỗi ngày.
Ở chiều ngược lại, trưởng phòng nghiên cứu hàng hóa toàn cầu thuộc Bộ phận nghiên cứu đầu tư tại Goldman Sachs, Jeffrey Currie lại khá lạc quan khi cho rằng, nhu cầu dầu có thể hồi phục đủ để vượt nguồn cung vào cuối tháng này. Theo chuyên gia Currie, điều này sẽ xảy ra trong 3 giai đoạn. Đầu tiên là dầu đang được chứa tại các kho nổi trên biển. Đây là loại lưu trữ đắt nhất, vì vậy, các thương nhân và nhà sản xuất trước tiên sẽ nhắm đến việc loại bỏ nó để tiết kiệm phí tàu chở dầu.
Sau đó, vào quý IV/2020, các kho dự trữ dầu trên bờ sẽ bắt đầu giảm và lượng giảm có thể lên tới 400 triệu thùng, Currie cho biết thêm.
Tuy nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ về giá dầu khó có thể xảy ra sớm.
Tại thị trường trong nước, ngày 11/5, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
– Xăng E5RON92: không cao hơn 10.942 đồng/lít;
– Xăng RON95-III: không cao hơn 11.631 đồng/lít;
– Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 9.941 đồng/lít;
– Dầu hỏa: không cao hơn 7.965 đồng/lít;
– Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 8.670 đồng/k